Cảm nhận ĐỎ: Màu sắc ồn ào nhất trên thế giới

Views: 951 -

MỘT KHỞI ĐẦU MẠNH MẼ 

Tác động của sắc Đỏ có thể lý giải từ những ảnh hưởng thuở ban đầu của nó trên toàn thế giới, cũng như cách con người ngay lập tức cảm nhận nó. Đỏ đã được dùng để trang trí trong nhiều thiên niên kỷ và cũng là màu sắc đầu tiên mà con người nhìn thấy sau đen và trắng. Lý thuyết Berlin-Kay phát triển vào những năm 1960 tin rằng Đỏ là tầng thuật ngữ màu sắc cơ bản tiếp theo được định nghĩa ở hầu hết các ngôn ngữ sau Đen và Trắng. Hạt màu Đỏ Red Ochre từng được dùng trang trí hang động trong thời kỳ Tiền Sử, đáng chú ý có thể kể đến những hình vẽ một loài sư tử đã tuyệt chủng - Thylacoleo - trên bề mặt các vòm đá ở The Rock Art of Djulirri thuộc lãnh thổ phía Bắc nước Úc. Đỏ còn thường được sử dụng trong các nghi lễ, từ đánh dấu bia mộ cho đến vẽ lên da của người quá cố - những ví dụ có thể thấy từ tận Thời kỳ Đồ đá cũ muộn (Upper Palaeolithic era), ước tính vào khoảng 50000 đến 12000 năm về trước.

Người Aztec và Maya phát hiện ra cách nhuộm màu đỏ từ bọ cánh cứng (cochineal beetle) từ năm 2000 trước Công nguyên. Điều này biến Đỏ trở thành màu sắc đầu tiên dùng để nhuộm và được dùng cho mọi thứ ở đây, từ tranh tường cho đến hàng dệt may và lông vũ. Tác động của chú bọ cánh cứng bé nhỏ lan rộng khi người Tây Ban Nha sau đó đã mang nó tới với Châu Âu, dẫn đến việc sử dụng rộng rãi vải nhuộm đỏ. Sắc đỏ thẫm đậm (Crimson) được đánh giá rất cao vì nó rực rỡ hơn các chủng loại có sẵn ở Châu Âu thời điểm đấy - ví dụ như St John’s Blood, kém hiệu quả hơn màu nhuộm từ bọ cánh cứng tới mười lần. Ở Châu Âu lúc đó phổ biến thuốc nhuộm vàng, xanh lá, xanh lam, thậm chí là tím và nhìn chung thì khó sản xuất sắc đỏ thực sự sống động. Thợ nhuộm thường sử dụng gỗ Brazil, cánh kiến và địa y nhưng nhuộm ra thực sự kém chất lượng, thường chỉ ra màu ánh nâu hoặc cam mà rất dễ phai. Tới những năm 1570, bọ cánh cứng đã trở thành ngành kinh doanh có lãi nhất tại Châu Âu. Nó tạo ra cái mà chúng ta gọi là Carmine Red, màu sắc được dùng vẽ sơn dầu trên canvas bởi gần như tất cả mọi họa sĩ vĩ đại của thế kỷ 15 và 16, từ Rembrandt tới Vermeer, van Dyck tới Rubens. Độ phổ biến của nó kéo dài tới những thời kỳ sau, sử dụng bởi Gainsborough và Turner. Thông thường thì Carmine Red được vẽ trên các sắc đỏ khác để mang tới một lớp phủ đỏ thẫm có chiều sâu cho những bức tranh sơn dầu, dù nó có xu hướng phai nhạt đi khi tiếp xúc trực tiếp với ánh mặt trời.

OgPgA1SHbayYknh9dE34pFQvo64wR6TfF4A5ZJexXnvXMVEym39pQHYwgBdw1dZgt_NhlejA0GUUV5AQ71YcmQnaFwH-S1XQi-LIDa7M8cIf2a2IuzYMs7eZf2IKG3ByzqmbgDtZHRLdrAf28rkSBcQRosalía Sámano, CC BY-SA 4.0 , via Wikimedia Commons

ĐỎ NHƯ MÁU 

Trong đức tin Cơ đốc giáo, các thành viên của giới tăng lữ hay mặc màu Đỏ để tượng trưng cho màu máu của Đấng Christ, nhưng tréo ngoe ở chỗ nó cũng thường được dùng để minh họa cho những gì không thánh thiện khi miêu tả Ác quỷ và ngọn lửa Địa ngục rực cháy. Đỏ còn là màu sắc của chiến trận, khả năng lãnh đạo và giao tranh bởi nó mang hàm ý chỉ máu và sự phẫn nộ. Mars, vị thần chiến tranh nóng tính trong thần thoại La Mã được miêu tả với trang phục sắc Đỏ. Trong những trận chiến thực sự, chiến binh, samurai và binh lính trên toàn thế giới thường mặc quân phục đỏ, ví dụ các đấu sĩ La Mã với áo chẽn và áo choàng có màu sắc này. Không chỉ ở chiến tuyến, vải đỏ còn dùng để chọc giận mãnh thú như trong bộ môn đấu bò tót. Người ta tin rằng xuất phát điểm của cụm từ “seeing red” (Nhìn thấy màu đỏ) là từ môn thể thao này mà ra, với ý nghĩa được hiểu nôm na hiện giờ là để ám chỉ một loại cảm xúc của con người: cơn giận dữ, sự khó chịu mù quáng.

7EeeSiz6reFEJu9byXKwpi-2uuI0jWI76Cr86pPkjZhdddmk9rXRBLbgbzlraPqHmEL3Siwg_QrrcWitAdr87ARGvzZoq-fnnOX8GzcEWZjRjN0EC0Rb4PnTU80dpPI2hZPE8TC8-sd2MigP3wMmfuQUtagawa Yoshitora, Public domain, via Wikimedia Commons

MÀU CỦA TÌNH YÊU VÀ SỰ MAY MẮN

Không nghi ngờ gì nữa, Đỏ được biết đến là màu sắc của tình yêu, niềm đam mê và sự lãng mạn bởi nó tượng trưng cho trái tim và dòng máu bơm trong huyết mạch của chúng ta. Hãy nghĩ đến St Valentine và Thần tình yêu trong bộ áo choàng đỏ hoặc những cặp đôi mê muội trong tình yêu, những nhân vật chính trong văn học, kịch và opera như đôi tình nhân xấu số say đắm trong tình yêu vượt qua cả những vì sao: Romeo và Juliet. 

sscJdFogz-SIAuxXBTjPGGCHsYIwiL6NnIbuUTv5JkOidckPQ8hOpVVbPOXDD_evG56pNIOfsn6qCEpoHTrD_eY-o79uQHwiXoT0rToKgAAbKs3wElzYjwZgaB2WZRtUJ9h3pLc4E21uKckdI_nQ2rsFord Madox Brown, Public domain, via Wikimedia Commons

Z8wXW14nZlTa8UkfL8lDnQGPKyae-Uyn43s04LyJ_dUg3zbX3HnQUKDfNMZdbzJi8ZsLoIIgkD4Q8Z0p2GDSJh36IdpW7Qm0w75gXUwEydGVKmKMTLQbJumBj_kKijwTPlOeyVA9d0jROzN56jHo1F4Rijksmuseum, CC BY 2.0 , via Wikimedia Commons

Rất nhiều hình tượng lãng mạn trong hội họa được miêu tả với sắc đỏ. Trong bức The Bolt năm 1778 của Jean Honore Fragonard, một tấm màn đỏ được phủ trên giường nơi một chàng trai trẻ và người tình của anh ta đang ôm nhau say đắm; Bức Cô dâu Do Thái (The Jewish Bride) (1667) của Rembrandt miêu tả một phụ nữ trẻ mặc bộ váy đỏ rực rỡ trong tư thế dịu dàng với một người đàn ông - bàn tay anh ta đặt trên ngực cô gái; Còn bức tranh Radha và Krishna đi vào ngôi mộ hoa (Radha and Krishna Walk in a Flowering Grove - họa sĩ giấu tên, khoảng năm 1720) vẽ nữ thần tình yêu Radha mặc bộ sari đỏ bước đi cùng Krishna trong khung cảnh hoàng hôn đỏ thẫm phía sau.

Trong nhiều nền văn hóa trải dài khắp Châu Á, đặc biệt là Ấn Độ và Trung Quốc, màu đỏ thường gắn liền với may mắn, tài lộc và hạnh phúc, nhất là khi nhắc đến hỉ sự. Theo truyền thống, các cô dâu Ấn Độ và Trung Quốc sẽ mặc trang phục đỏ, còn ở Nam và Đông Âu rất nhiều cô dâu cài voan che mặt đỏ trong ngày lễ trọng đại. Người còn thường đeo trang sức đỏ vào lễ cưới và trong nhiều tôn giáo của Ấn Độ như Ấn Độ giáo, đạo Sikh và đạo Jain, phụ nữ đã kết hôn sẽ chấm chấm bindi đỏ ở giữa trán của họ.

5Bvsjrys_4yB4ooNQVmtrpzm9ntSDcZ1Aaq3m4QNhDaJ-Xr5_prOydsniz8ftjWIR-5y-MapuI8V7OvYR2KKM4SZMaol12BPBHjChKPuAkBM_9sysfoJy2yPyaB-WBiXwFf7tsZQhGq-56WrW-KhZMQMonjurul Hoque, CC BY 2.0 , via Wikimedia Commons

BÁO ĐỘNG ĐỎ

Cách mà mắt người tiếp nhận màu đỏ đóng vai trò quan trọng trong cách chúng ta phản ứng với nó. Trong khi nhiều loại động vật có vú không phân biết được đỏ và xanh lá cây, một tế bào mới trong võng mạc mắt của con người thuở sơ khai đã tiến hóa để giúp họ săn tìm đồ ăn như trái cây chín đỏ trong rừng. Màu đỏ cũng đã được chứng minh là tạo ra nhiều phản ứng cảm xúc tức thời hơn bất kỳ màu nào khác và là một trong số những màu rực rỡ nhất chúng ta thấy, nhờ vào bước sóng dài hơn của nó. 

Do đó không có gì đáng ngạc nhiên khi trái ngược với nhiều ý nghĩa ngẫu nhiên của Đỏ, nó được dùng để cảnh báo, báo hiệu và cảnh cáo mối nguy tiềm ẩn với con người, cũng như để ngăn cấm hay chặn lại - từ đèn giao thông cho đến biển bệnh viện, nhãn báo nguy hiểm cho tới biển báo xây dựng. Nếu một con tàu cướp biển giương một lá cờ đỏ nghĩa là chúng sẽ không khoan nhượng, còn khi xe ô tô mới xuất hiện, cờ đỏ được vẫy để thông báo sự hiện diện của chúng với những người cưỡi ngựa hay kéo xe. Đỏ cũng là màu dùng để lôi kéo sự chú ý nhiều nhất - như là trải thảm đỏ độc quyền chỉ cho người nổi tiếng hay những tấm màn nhung dày mở màn cho buổi biểu diễn trên sân khấu. Trong các nghiên cứu khoa học, sắc thái tươi sáng của màu đỏ được dùng để giảm bớt sự thờ ơ.

Khi nhận thức về màu đỏ dần chuyển sang hướng cảnh báo, nó dần đại diện cho động cơ ngoại tình hoặc trái đạo đức - ví dụ như Cuộc cải cách Tin lành ở Châu Âu: Trong sách Khải Huyền của Kinh thánh, Con đi*m thành Babylon (the Whore of Babylon) được mô tả là mặc trang phục đỏ và “ngồi trên một con quái vật đỏ tươi”. Về sau, “Phố đèn đỏ” khắp các thành phố ở Châu Âu và Châu Á đã thể hiện mối quan hệ giữa màu đỏ và sự lăng nhăng. Trong văn học, điều này xuất hiện ở cuốn The Scarlet Letter năm 1850 của Nathaniel Hawthorne, khi nhân vật nữ chính Hester Prynne bị buộc phải mặc chiếc áo có chữ A màu đỏ tươi. Ký tự này dùng để lôi kéo sự chú ý về phía nữ chính khi cô bị xã hội Cơ đốc giáo Thanh giáo xa lánh vì có con ngoài giá thú.

HNHwx93uL6GJgYsLvA6qs7CBnDDZQOdju67xQPXAtegFvYHIVnO5n3gfR1gv7crr17gfLpFKjd1LcY0GdLHT9ZPcFTMV8QDzj70MRyY7DW60mP0ofolHbAvu6vqvaSTcToadS2qfDI4wqnYCldH7TacMetro-Goldwyn-Mayer, Public domain, via Wikimedia Commons

LÁ CỜ ĐỎ GIƯƠNG CAO

Những lá cờ đỏ của cuộc Cách mạng Pháp đóng vai trò to lớn khiến sắc đỏ trở thành biểu tượng cho sự giải phóng, tự do và các phong trào chính trị cánh tả từ thế kỷ 18. Đỏ biến thành màu sắc đại diện cho con người trong rất nhiều đảng Cộng sản và tổ chức lao động trên thế giới, đặc biệt là ở Pháp, Nga, Cuba, Việt Nam và Trung Quốc - lá cờ đỏ sao vàng là biểu tượng được sử dụng phổ biến nhất của chủ nghĩa Cộng sản. Ngôi sao năm cánh có thể hiểu là tượng trưng cho năm ngón tay của người lao động, hoặc đặc biệt ở Nga là 5 tầng lớp tạo nên Xã hội Chủ nghĩa: công nhân, nông dân, trí thức, binh lính và thanh niên.  

Với các đảng tự do cấp tiến, màu đỏ ở muôn nơi. Trong Nội chiến Nga, “Hồng quân” chiến đấu bên phe của những người Bolshevik vì Chủ nghĩa Xã hội, những người ủng hộ Cách mạng Cuba đeo băng tay màu đỏ và đen, trong khi nhà lãnh đạo Cách mạng Cộng sản Mao chủ tịch - người sáng lập Cộng hòa Nhân dân Trung Hoa, đã thành lập Hồng quân Công nhân và Nông dân Trung Quốc và xuất bản cuốn sách thường được biết đến là Cuốn sách nhỏ màu đỏ. Nó tập hợp các bài phát biểu và thông điệp của Mao Trạch Đông, bao gồm nhiều trích dẫn được nhấn mạnh bằng cách viết chữ đỏ. Áp phích, huy hiệu và tác phẩm nghệ thuật vẽ Mao Trạch Đông bằng mực đỏ được sản xuất hàng loạt và lưu hành khắp đất nước, minh họa cho câu nói “Chủ tịch Mao là mặt trời đỏ trong trái tim chúng ta”.

Từ tình yêu đến chiến tranh, đam mê đến giận dữ, an toàn đến hiểm nguy hay tôn giáo có tổ chức đến chủ nghĩa Cộng sản, màu đỏ mang sắc thái tương phản rõ rệt. Nhưng ở cả hai đầu quang phổ, dù đại điện cho tiêu cực hay tích cực, màu đỏ qua các thời đại vẫn đúng với bản chất táo bạo của nó. Điều này kết hợp với phản ứng bẩm sinh của chúng ta với Đỏ, nhắc nhở  chúng ta rằng chẳng có gì là lạ khi chúng ta tiếp tục sử dụng sắc đỏ để tạo ra tác động theo nhiều cách khác nhau.


 


Web Design by Web Design by Nhanh.vn Nhanh.vn