Bí ẩn về dung môi sơn dầu: Vạch trần những quan niệm sai lầm phổ biến về chúng

Views: 2138 -

Dù nghĩ rằng mình biết tất cả hay cảm thấy hoang mang về hằng hà sa số cách thức sử dụng dung môi sơn dầu, thì bài viết này cũng dành cho bạn! Có quá nhiều những quan niệm sai lầm về chúng phổ biến rộng rãi, được  Winsor&Newton tổng hợp lại để các chuyên gia trong ngành với kiến thức chuyên sâu giải đáp. 

Xin lưu ý, trong bài dịch này, Hino xin gộp chung từ khóa dung môi (medium) là bao  gồm cả dung môi hòa tan (solvent) lẫn dầu (oil) và nhựa! 

Khái niệm cơ bản về dầu và các loại dung môi sơn dầu mời đọc tại đây.

***

Quan niệm: Mọi loại dung môi đều làm tranh trông bóng hơn

Giải đáp: Không chính xác. Dung môi gốc dầu và một số loại nhựa tổng hợp (alkyd) sau khi khô sẽ bóng nhẫy (glossy), nhưng những sản phẩm khác sau khi khô thì chỉ bóng nhẹ như satin hoặc thậm chí là lì (matte). Ví dụ như nếu bạn muốn tăng độ lì cho lớp màu sau khi khô thì có thể thêm chút solvent (dung môi hòa tan) vào hỗn hợp màu trộn của bạn. 

 

20230309_RgL0QZYUkJgvIal0.JPG

 

Quan niệm: Sơn dầu màu nào cũng lâu khô

Giải đáp: Đúng nhưng cũng không đúng. Nếu dùng màu bóp thẳng ra từ tuýp mà không pha trộn gì, đúng là màu sẽ mất thời gian mới khô. Tuy nhiên, nếu được pha với dung dịch nhựa tổng hợp (alkyd medium) như W&N Liquin Original, bức tranh sẽ khô chỉ sau gần một ngày. Trong trường hợp bạn chỉ muốn dùng màu dầu mà vẫn muốn đẩy nhanh tốc độ màu khô thì có thể thử dòng Winton Oil Paint. Dòng này đã được trộn sẵn với chất làm khô, giúp chúng khô nhanh hơn hầu hết màu dòng Artist cùng hãng.

20230309_r47fwIXSVdREb8fm.jpg

 

Quan niệm: Dung môi sơn dầu phức tạp quá!

Giải đáp: Đây là suy nghĩ phổ biến bởi dù sao thì chúng cũng rất đa dạng. Tuy nhiên, thực ra bạn chỉ cần biết rằng đa số dung môi sơn dầu được chia vào hai nhóm: Nhóm Nhựa tổng hợp (Alkyd) - là sản phẩm nhân tạo, nhanh khô và nhóm Dầu - sản phẩm được sản xuất từ nguyên liệu tự nhiên và lâu khô.

Hai nhóm này gần như nằm ở hai cực đối nhau, vậy nên thử dùng từng thứ riêng biệt sẽ giúp bạn cảm nhận chất lượng từng loại được tốt nhất. Bạn có thể dùng đồng thời cả hai, lót lần lượt theo lớp các loại sản phẩm nhựa tổng hợp dưới các dung môi gốc dầu, ví dụ như sử dụng Liquin Original và Refined Linseed Oil chẳng hạn. 

20230309_wQomrMD8CNqjk7Qn.jpg

 

Quan niệm: Solvents (Dung môi hòa tan) làm hỏng màu.

Giải đáp: Không chính xác. Có thể loại solvent mạnh như Xăng trắng (White spirit) dùng được đa mục đích sẽ làm hư hỏng màu của bạn - nhất là khi dùng quá nhiều, còn lại đa số những solvent tinh chế như dầu thông (Turpentine) và Sansodor không gây ảnh hưởng gì cả, thậm chí có thể dùng cùng dung môi để tăng độ mướt, độ lì hay vẽ láng. Một vài họa sĩ còn dùng hỗn hợp solvent và màu dầu để làm màu chảy thành giọt trên tranh của họ.

20230309_qN92TNPG1nVUYWO5.JPG

Quan niệm: Tạo lớp nổi (texture) với sơn dầu mất quá nhiều thời gian

Giải đáp: Không nhất thiết là vậy. Các dung môi nhựa tổng hợp (Alkyd medium) là cách tạo texture hiệu quả, ví dụ như W&N Oleopasto. Pha chúng với màu dầu để tạo lớp màu dày giữ nguyên hình dạng mà lại khô chỉ trong vòng một đến hai ngày. Ngoài ra bạn còn có thể trộn chúng với nhiều loại chất liệu với kết cấu khác để mang tới hiệu quả tốt nhất - ví dụ như cát. Hoặc tạo texture ngay từ lớp lót như gesso khi vẽ trên bề mặt giấy màu nước dày hoặc canvas. Bởi vì gesso là acrylic nên nó sẽ khô nhanh chóng mà vẫn đảm bảo được bề mặt texture. Dung dịch màu sau khi rửa với Sansodor có thể vẽ lớp mỏng tạo hiệu ứng như nhỏ giọt hoặc bắn tung tóe.

20230309_ulBFhKUlQ6pp3V46.jpg

 

Quan niệm: Sơn dầu quá độc hại để dùng tại nhà

Giải đáp: Vẫn có những lựa chọn khác để thay thế. Sơn dầu mang ấn tượng là chất liệu độc hại vì sử dụng solvent như dầu thông và xăng trắng, và đúng là chúng không phù hợp sử dụng trong môi trường sinh hoạt hàng ngày. Vẫn có những lựa chọn khác ít độc hại hơn để thay thế như Sansodor Low Odour của W&N (Hay các sản phẩm dòng Eco của Renesans hoặc Odorless/ Low Toxicity của Holbein).

20230309_RdhJIRrHcfy5uM5u.jpg

Quan niệm: Sơn dầu không pha cùng acrylic được. 

Giải đáp: Điều này thực ra là đúng, tuy nhiên… dù chúng không pha trộn cùng nhau được, bạn vẫn có thể sử dụng chúng với nhau. Sơn dầu có thể vẽ đè lên acrylic (nhưng ngược lại thì không) và nhờ đó mà acrylic được dùng để tạo bề mặt (texture) hay che phủ lớp màu nền lớn một cách nhanh chóng và đỡ tốn kém.

20230309_TcNPQlWugipxX5MD.jpg

 

Quan niệm: Sơn dầu khó tẩy rửa

Giải đáp: Quá trình tẩy rửa không cần phải làm phức tạp! Tái sử dụng Palette giấy xé rời được cho tới khi bạn hoàn thành bức tranh rồi vứt đi một cách dễ dàng. Các bề mặt như gỗ, nhựa và kính thì còn đơn giản hơn, bởi chúng ta có chùi rửa chúng bằng một miếng giẻ thấm chút solvent hay dầu ăn. 

20230309_kQpd1jPlV92swN2k.jpg

 

Quan niệm: Khó mà rửa sạch sơn dầu bám vào cọ

Giải đáp: Câu trả lời là không, nếu bạn biết cách. Rất nhiều nghệ sĩ có quy cách rửa cọ của riêng họ - thông thường sẽ cần tới hỗn hợp sơn dầu và xà phòng - và quá trình đó có thể tốn vài ba phút cho tời cả tiếng từ lúc bắt đầu tới khi kết thúc. 

W&N’ Brush Cleaner giúp đẩy nhanh tốc độ vệ sinh và giảm bớt rác thải bằng việc gói gọn mọi thứ trong 1 chai dung dịch nhỏ. Nó ít độc hại hơn hẳn các sản phẩm có gốc solvent và còn là sản phẩm phân hủy sinh học.

Bạn cũng có thể dùng giẻ để lau bớt kha khá màu dầu bám trên cọ. Chỉ cần thêm chút dầu ăn để giúp màu trôi ra giẻ dễ hơn, rồi vệ sinh lại cọ bằng nước và xà phòng. Một cục xà phòng (như xà phòng "The Masters") sẽ là công cụ hỗ trợ đắc lực, bởi cọ với chất lông cứng như lông lợn cần được quét theo chuyển động vòng tròn nhằm loại bỏ hoàn toàn những gì còn sót lại. Sau khi xong, nên cho những tấm giẻ bám đầy sơn dầu hay dầu ăn vào thùng rác kim loại có nắp đậy kín để tránh tự bốc cháy - đặc biệt là tại nhà.

Trong trường hợp bạn đã quá mệt mỏi sau một thời gian dài vẽ tranh và không còn sức vệ sinh cọ, bạn có thể quấn một cái giẻ ẩm xung quanh chúng rồi bọc trong túi nilon. Thậm chí bạn có thể cho chúng vào một cốc nước, vì sơn dầu không tan trong nước. Sau cùng thì nhớ để cọ khô trong không khí trước khi tiếp tục sử dụng tiếp.

20230309_KAeiSv1iVFi1st4l.jpg


 

 


Web Design by Web Design by Nhanh.vn Nhanh.vn