So sánh chất tạo màu (Colourants): PHẨM NHUỘM (Dyes) VÀ BỘT MÀU (Pigments)

Views: 761 -

 

Tại sao màu vẽ/ mực.. có độ bền sáng - sắc độ - độ che phủ khác nhau? Tại sao có màu tan trong nước có màu không? Nhờ đâu mà màu bền sáng? Một phần lý do nằm ở thành phần chất tạo màu trong đó.

Chất tạo màu được dùng để nhuộm màu cho vật chất, với hai dạng chính là phẩm nhuộm (dyes) và bột màu (pigments). Điểm khác biệt nhất giữa chúng là phẩm màu hòa tan trong dung môi hoặc chất kết dính còn bột màu thì lơ lửng trong môi trường đó và không hòa tan. Điều này xảy ra vì sự khác biệt trong kích thước phân tử giữa hai dạng gây ảnh hưởng tới cách chúng hoạt động.

20231101_0slJRaiM.jpg

Kích thước phân tử

Hạt phẩm nhuộm nhỏ hơn rất nhiều so với hạt bột màu - chẳng khác gì so sánh đầu ghim với quả bóng vậy. Hạt phẩm nhuộm hòa tan như muối tan trong nước còn hạt bột màu không tan, lơ lửng như thả đá xuống nước. Muối tan trong nước tạo thành dung dịch còn đá thì sẽ chìm xuống đáy tạo thành huyền phù.

Tính chất liên kết giữa hai dạng với vật liệu nền cũng khác nhau, khi mà phẩm nhuộm gắn kết hóa học với vật liệu nền ở cấp độ phân tử, trở thành một phần của vật liệu đó còn bột màu lại cần chất kết dính hoạt động như một loại keo phủ lên bề mặt, bao xung quanh bột màu và giữ chúng ở đó. Nói ngắn gọn là phẩm nhuộm sẽ trở thành một phần của vật liệu, còn bột màu thì nằm trên bề mặt vật liệu đó. Đây là nguyên lý hoạt động chung, đôi khi tùy vào loại vật liệu hay phẩm nhuộm mà chúng vẫn cần một chất kết dính giúp chúng gắn kết với vật liệu. 

Độ bền sáng

Một trong những điểm khác nhau nữa là độ bền sáng của hai dạng chất tạo màu (mức độ phai nhạt đi khi tiếp xúc với ánh sáng). Bột màu có khả năng chống lại quá trình phai màu, trong khi đó phẩm nhuộm thường yếu hơn và dễ phai màu vì tia UV từ ánh sáng mặt trời.

Ánh nắng có khả năng làm gãy liên kết hóa học của phẩm nhuộm và phá hủy màu sắc của chúng, đó là lý do màu bị phai nhạt đi, ví dụ quần jean bị bạc màu hoặc mảng giấy dán tường nơi từng được treo tranh sẽ trắng sáng đúng màu hơn những chỗ xung quanh. Nếu bạn thích sự phai màu tự nhiên này thì có thể lựa chọn màu chứa dyes thay vì pigments! 

Đa phần các loại bột màu đều bền sáng nhưng cũng có một số được gọi là “sắc tố chạy trốn” (fugitive pigments) như là Rose Madder, chúng cũng nhạt đi theo thời gian. Tùy theo sở thích và mong muốn cá nhân mà bạn có thể lựa chọn những màu chứa các sắc tố này khi vẽ/ nhuộm màu nhé.

Blue Wool Scale - Thang đo vải xanh

Blue Wool Scale dùng để đo lường mức độ bền sáng của chất tạo màu. Dải màu được đặt trong phòng thí nghiệm tia cực tím mô phỏng lại ánh sáng mặt trời trong nhiều năm. Một phần dải màu được che chắn khỏi ánh sáng. Sau một thời gian phơi chiếu, sự khác biệt trên dải màu lộ ra, mức độ phai màu có thể đo từ 1 - 8 trên Thang màu len xanh với 8 là mức bền sáng cao nhất. Trước đây thử nghiệm này được dùng cho ngành công nghiệp dệt may nhưng giờ cũng đã được áp dụng cho thử nghiệm độ bền sáng cho chất tạo màu nữa.

20231101_Xpq7IvJS.jpeg

Blue Wool Scale - Thang đo vải xanh


Web Design by Web Design by Nhanh.vn Nhanh.vn