Tổng hợp các thuật ngữ bạn nên biết cho giấy và bề mặt vẽ - dich từ bài của Winsor & Newton
Acid-Free (Không chứa acid) nghĩa là độ PH trung tính (cao hơn hoặc bằng 7) và là yêu cầu để duy trì độ bền cho tác phẩm cũng như bảo vệ nó. Cả cotton và linen đều là chất liệu không chứa acid tự nhiên và do đó, việc thêm chất đệm để trung hòa chất lignin có trong gỗ và vỏ cây là điều rất cần thiết khi xử lý bột gỗ dùng làm giấy, giúp thành quả bền hơn.
Alkali (Kiềm) - Chất nền với độ Ph cao hơn 7, có dạng lỏng hoặc tan được trong nước.
Alkali Paper - Giấy kiềm (Hay còn gọi là giấy không chứa acid) có độ bền cao hơn hẳn (lên tới 200 năm). Đồng thời nó có độ trắng, sáng và dày dặn rõ rệt so với giấy có acid. Việc chứa ít acid trong giấy cũng được tin là thân thiện với môi trường hơn.
Archival - Mang nhiều ý nghĩa khác nhau tùy thuộc vào hoàn cảnh nhưng nhìn chung nếu nói về giấy, nó thể hiện khả năng lưu trữ lâu dài do chủ đích làm thành phẩm không chứa acid. Vì thế giấy chất lượng archival không sử dụng bất kỳ loại bột gỗ thô, chưa tẩy cũng như chất làm sáng nào để có thể tối đa khả năng bảo quản cho tác phẩm.
Bleeding (Thấm màu) - Việc màu bị chảy thấm ra sau hoặc trên bề mặt vẽ tranh một cách không mong muốn.
Bristol board - Là tấm bảng vẽ cứng cáp được làm từ rất nhiều lớp giấy chồng lên nhau mà không cần căng ra hay dán trên khung. Do giấy từng được gửi từ các xưởng tới thành phố Bristol (Anh) để dán các lớp lại với nhau nên mới có tên gọi như vậy.
Calcium carbonate - Canxi cacbonat, được dùng trong công nghiệp làm giấy như một chất đệm trung hòa tính acid của bột giấy.
Caliper - Thước cặp để đo độ dày của giấy, tính bằng phần nghìn inch hoặc milimet hoặc micromet
Cartridge paper - Giấy hộp mực/ hộp đạn là loại giấy lí tưởng cho vẽ chì, than với tên gọi bắt nguồn từ mục đích ban đầu của nó là để đựng thuốc súng. Vân bề mặt và định lượng của loại giấy này rất đa dạng. (Ngày nay cartridge paper có thể được dùng để chỉ chung chung những loại giấy mỹ thuật dày dặn, vân nhẹ thường được dùng làm sổ hay trong các lớp học vẽ)
Cellulose - Xenlulo, một hợp chất thường tìm thấy trong thành phần cây cỏ được dùng để làm giấy.
Chassis - Sắt xi, là khung gỗ để căng giấy, canvas hoặc bảng vẽ.
Cockling - chỉ việc giấy bị cong queo khi ướt, tình trạng thường xảy ra với giấy không được hồ/bồi với sizing hoặc là hồ rất ít.
Collage - thường chỉ nhiều lớp giấy, nhưng cũng dùng để chỉ bất kỳ vật liệu hoặc tác phẩm có nhiều phần được sắp đặt cạnh nhau trên một bề mặt.
Cotton rag - Sợi cotton, được làm từ vải sợi hoặc vụn vải lấy từ công nghiệp sản xuất quần áo, dài hơn sợi bông nên chắc khỏe hơn.
Cold Pressed (CP) - Vân sần nhẹ được tạo ra khi ép lạnh giấy, còn được biết gọi là giấy KHÔNG ép nóng (NOT hot pressed).
Cross direction - Hướng bề ngang của một tờ giấy, vuông góc với hướng của trục lăn máy (MD/ Grain direction)
Deckle - Cạnh thô tự nhiên của tờ giấy
External sizing - Lớp keo/hồ giấy được làm từ gelatine động vật hoặc hồ nhân tạo sẽ được quét trên bề mặt giấy để giúp giảm độ cong khi giấy ướt và giữ lớp màu lưu lại trên bề mặt. Giấy đã size bề mặt sẽ ổn định hơn khi vẽ, có thể lift màu (thấm màu ra khỏi bề mặt), chỉnh sửa và xóa bỏ những vùng màu không mong muốn, mặc dù nó cũng đồng nghĩa với việc giảm khả năng nhuộm của hạt màu (pigment). Trong trường hợp này, các chuyên gia khuyên dùng dung môi hỗ trợ lifting (lifting preparation medium) để quét lên bề mặt giấy.
Felt side - Mặt trên của tờ giấy, có trải qua tiếp xúc với bề mặt lưới nỉ trong khâu sản xuất giấy. Mặt felt có vân rõ hơn mặt tiếp xúc với khuôn làm giấy, còn gọi là mặt dưới. Watermark của hãng sẽ đánh dấu mặt nào là mặt trên. Đây còn được xem như là mặt tốt hơn, mặt thuận của tờ giấy (dù có thể 2 mặt đều vẽ được)
Fourdrinier - Máy sàng dọc - máy làm giấy chất lượng công nghiệp với giá thành ít đắt đỏ hơn. Bột giấy tinh chế được hồ và ép qua các trục cán nóng để loại bỏ độ ẩm một cách đồng đều.
Forest Stewardship Council (FSC) - một trong những chứng nhận tiêu chuẩn quản lý rừng quốc tế.
Gelatin là lớp keo thường dùng khi dát vàng và cũng để hồ bề mặt cho giấy hạng họa sĩ.
Grain - Thớ, chỉ vân bề mặt gỗ hoặc canvas. Khi nhắc đến giấy thì thớ thể hiện hướng nằm của đa phần các sợi fiber. Thớ được xác định trong quá trình làm giấy, khi các sợi fiber có xu hướng sắp xếp theo một hướng nhất định.
Hard size: Chứa một lượng hồ bề mặt/hồ trong giấy cao hơn bình thường. Giấy hard sized thường đanh bền tới mức có thể tẩy xóa thoải mái trên mặt giấy.
Hot Pressed (HP) - Ép nóng là dùng nhiệt để tạo ra bề mặt giấy nhẵn mịn.
Illustration Boards - Bảng Minh Họa: giấy vẽ được bồi vào một tấm bảng dày/ cứng và vững chắc để vẽ trên đó thoải mái và cố định, không cần phải căng hay đóng khung tranh.
Interface - giao điểm giữa 2 bề mặt.
Internal sizing - hồ giấy (sizing) được cho ở công đoạn trộn bột giấy để tăng độ cứng cáp, giúp giấy bền hơn. Hồ giấy được dùng trong làm giấy để tăng độ thấm hút và chịu mòn của tờ giấy.
Laid - Giấy được seo từ bột giấy trên khuôn có vân sọc và đường dây chằng đặc trưng.
Lignin - hợp chất được tìm thấy trong gỗ và vỏ cây, chứa acid khiến giấy hạng thấp dễ bị ngả vàng và xuống cấp theo thời gian.
Linen rag paper - Giấy sợi lanh, làm từ cây lanh có sợi fiber dài khỏe.
Linters - những sợi fiber giúp củng cố độ khỏe và bền của giấy.
Mould made - chỉ giấy được làm trên khuôn hình trụ, một phương thức khá gần với cách làm giấy truyền thống khi các sợi fiber được trộn và “seo” trên khuôn, đan xen vào nhau hoàn toàn ngẫu nhiên để tạo ra tờ giấy đanh bền hơn.
NOT hoặc CP là giấy ép lạnh có vân sần nhẹ.
Giấy/ bảng vẽ phấn, than, chì - chỉ bề mặt có vân giữ được pigment của phấn/ chì/ than…
PH - Chỉ số đo tính acid/ kiềm
PH 8-14 alkaline
PH 8-14 có tính kiềm
pH 7 neutral
PH 7 Trung tính
pH 1-6 acidic
PH 1-6 có tính acid
Primer - Chất bảo vệ bề mặt quét lên bề mặt vẽ giúp tăng khả năng bám giữ của màu và hoạt động như một lớp bảo vệ tăng cường (giả sử: primer trên canvas). Có thể thực hiện công đoạn này trên giấy để vẽ được đa dạng loại màu hơn (acrylic, sơn dầu...).
Printmaking Paper/Giấy dùng cho in ấn thủ công - làm từ 100% cotton để có độ dai và và khả năng chống thấm từ bên trong, chịu được việc ngâm mực trong quá trình in khắc chìm (Intaglio) hoặc khắc gỗ. Giả sử: giấy Awagami.
Rag content - giấy rag với thành phần thường là 100% cotton, có tên như vậy vì vốn giấy được làm từ vải vụn công nghiệp. Giả sử: Giấy Khadi
Rough - Giấy có vân thô hoàn toàn không được ép
Size - khâu quét một lớp hồ hoặc gelatine làm lớp nền trước khi vẽ cho canvas hoặc để giảm độ thấm và tăng độ dai cho giấy. Giả sử: Holbein Multi Sizing hoặc Keo da thỏ
Suction Couch roll - quy trình hút bớt giấy khỏi nước trước khi chuyển giấy sang khâu ép ướt (wet press section).
Surface sizing - Sizing trên bề mặt là một phương pháp để giảm độ thấm của giấy.
Wove - giấy được làm trên khuôn kim loại có vân caro đặc trưng, nhìn giống vân canvas hơn là giấy vân laid (sọc).